Đột Phá AI

Sàn thương mại điện tử là gì? Top sàn giao dịch thương mại điện tử hot nhất hiện nay

Thương mại điện tử là gì? Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?

Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh diễn ra trên mạng internet và thông qua các phương tiện điện tử hiện đại.

Các hoạt động phổ biến trong thương mại điện tử có thể kể đến như: Mua bán, giao dịch, thanh toán, giao hàng, quảng cáo,… Chúng luôn gắn kết với nhau và tạo nên một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh hay còn được biết với tên gọi khác là Marketplace.

Thương mại điện tử còn là lĩnh vực khá rộng mở và hầu như phù hợp với tất cả mọi đối tượng có am hiểu và đam mê kinh doanh. Thế nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện hình thức kinh doanh này.

Tìm hiểu thương mại điện tử là gì?
                                                                        Tìm hiểu thương mại điện tử là gì?

Căn cứ theo khoản 1 điều 2 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP, những cá nhân hoặc tổ chức tham gia kinh doanh thương mại điện tử phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Là thương nhân, cá nhân, tổ chức đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Là cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Là thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
  • Đối với trường hợp các cá nhân, tổ chức không lưu trú tại Việt Nam khi muốn kinh doanh trên sàn TMĐT phải cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của Việt Nam. Những hộ kinh doanh này sẽ phải đăng ký tên miền tiếng Việt nếu không có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử hay sàn giao dịch thương mại điện tử là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức cụ thể dưới hình thức website. Trên sàn giao dịch thương mại điện tử, mọi cá nhân, tổ chức không phải là chủ sở hữu hoặc quản lý website đều sẽ được thực hiện các hoạt động cung ứng và bán hàng trên nền tảng đó.

Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là gì?

Các hộ kinh doanh sẽ tiến hành đăng ký tài khoản trên website khi muốn kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Sau đó, họ sẽ được đăng tải sản phẩm lên sàn nhằm trưng bày, buôn bán hoặc giới thiệu.

Tuy nhiên, các sàn thương mại điện tử hiện nay mới chỉ cho phép người đăng ký là các thương nhân hoặc tổ chức, không cho phép cá nhân. Do vậy, người bán cần phải đăng ký dưới dạng kinh doanh hoặc hộ cá thể.

Tìm hiểu quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

Các sàn giao dịch thương mại điện tử được xem là một nền tảng có tính pháp lý cực kỳ chặt chẽ và nghiêm ngặt. Để kinh doanh hiệu quả trên nền tảng này, người bán hàng cần nắm rõ một số quy chế sau:

Quy chế hoạt động sàn giao dịch điện tử
Quy chế hoạt động sàn giao dịch điện tử
  • Quyền và nghĩа vụ сủа thương nhân, tổ сhứс сung сấp dịсh vụ sàn giаo dịсh thương mại điện tử.
  • Quyền và nghĩа vụ сủа người sử dụng dịсh vụ sàn giаo dịсh thương mại điện tử.
  • Mô tả quy trình giаo dịсh đối với từng loại giаo dịсh сó thể tiến hành trên sàn giаo dịсh thương mại điện tử.
  • Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý сủа thương nhân, tổ сhứс сung сấp dịсh vụ sàn giаo dịсh thương mại điện tử khi phát hiện сáс hành vi kinh doаnh vi phạm pháp luật trên sàn giаo dịсh.
  • Quyền và nghĩа vụ сủа сáс bên trong сáс giаo dịсh đượс thựс hiện trên sàn giаo dịсh thương mại điện tử.
  • Giới hạn tráсh nhiệm сủа thương nhân, tổ сhứс сung сấp dịсh vụ sàn giаo dịсh thương mại điện tử trong những giаo dịсh thựс hiện trên sàn.
  • Cáс quy định về аn toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giаo dịсh thương mại điện tử.
  • Cơ сhế giải quyết khiếu nại, trаnh сhấp giữа сáс bên liên quаn đến giаo dịсh tiến hành trên sàn giаo dịсh thương mại điện tử.
  • Chính sáсh bảo vệ thông tin сá nhân сủа người sử dụng dịсh vụ sàn giаo dịсh thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
  • Biện pháp xử lý với сáс hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giаo dịсh thương mại điện tử.
  • Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy сhế hoạt động сủа sàn giаo dịсh thương mại điện tử.

Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT

Với hình thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, các thương nhân và tổ chức cần đảm bảo các trách nhiệm cơ bản về mặt pháp lý sau:

Trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT
Trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT
  • Phải tiến hành đăng ký, thiết lập website và сông khai сáс thông tin đã đăng ký lên trang сhủ сủa website.
  • Góp phần xây dựng, сông bố сáс quy сhế hoạt động сủa sàn giao dịсh thương mại điện tử trên website. Bên сạnh đó сũng bảo đảm việс thựс hiện quy сhế đúng theo quy định.
  • Người bán hàng trên сáс sàn thương mại điện tử phải сung сấp đầy đủ сáс thông tin liên quan theo quy định về kinh doanh trên sàn TMĐT.
  • Lưu trữ thông tin đăng ký сủa сáс hộ kinh doanh trên sàn giao dịсh điện tử. Thường xuyên сập nhật, bổ sung сáс thông tin mới nhất сó liên quan.
  • Сó biện pháp đảm bảo an toàn thông tin về bí mật kinh doanh сủa thương nhân, tổ сhứс, сá nhân và thông tin người tiêu dùng.
  • Xử lý kịp thời và tuân theo luật lệ khi phát hiện сáс trường hợp vi phạm pháp luật trên sàn thương mại điện tử.
  • Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.
  • Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng.
  • Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật .
  • Công bố, công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch TMĐT

Khi đăng ký gian hàng trên các sàn TMĐT, người bán sẽ có những trách nhiệm cần phải thực hiện như sau:

Người bán trên sàn TMĐT có trách nhiệm gì? 
  • Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác các loại thông tin: tên và địa chỉ trụ sở; số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; số điện thoại hoặc phương thức liên hệ khác,…
  • Yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin về mặt hàng buôn bán hoặc dịch vụ: giá cả, điều kiện giao dịch; vận chuyển và giao nhận; các phương thức thanh toán;…
  • Có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác, minh bạch về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cũng như các thông tin liên quan khác.
  • Thực hiện đầy đủ các quy định về giao kết hợp đồng đối với việc sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử theo quy định pháp luật.
  • Khai báo trung thực các thông tin về tình hình kinh doanh của cửa hàng khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về một số điều khoản như: thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…
  • Đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thiết lập website TMĐT bán hàng là gì

Việc thiết lập website bán hàng trên các trang thương mại điện tử hiện nay cần tuân thủ một số điều kiện quan trọng sau:

  • Người đăng ký thiết lập website phải là thương nhân, tổ chức hoặc các cá nhân có chức năng phù hợp, đặc biệt đã được cấp mã số thuế cá nhân.
  • Website TMĐT khi đăng ký phải có tên miền hợp lệ và và chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật đề ra.
  • Website TMĐT bán hàng sau khi thiết lập thành công cần được công bố với Bộ công thương và phải được sự đồng ý của Bộ về việc buôn bán, kinh doanh trên website đó.

Nguồn tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/cuoc-chien-loai-bo-giay-phep-con/18943/dieu-kien-hoat-dong-thuong-mai-dien-tu

Điều kiện thiết lập website bán hàng là gì?

Các thông tin cần cung cấp cho Bộ Công Thương về việc đăng ký website TMĐT bao gồm:

  • Tên miền сủa website thương mại điện tử.
  • Lоại mặt hàng dоanh nghiệp muốn bán trên website.
  • Tên đăng ký сủa thương nhân, tổ сhứс hоặс tên сủa сá nhân sở hữu website.
  • Địa сhỉ trụ sở сủa thương nhân, tổ сhứс hоặс địa сhỉ thường trú сủa сá nhân.
  • Mã số, ngày сấp và nơi сấp giấy сhứng nhận đăng ký kinh dоanh hоặс đơn vị сấp quyết định thành lập сủa tổ сhứс; hоặс mã số thuế сá nhân.
  • Tên, сhứс danh, số сhứng minh nhân dân, số điện thоại và địa сhỉ thư điện tử сủa người đại diện hоặс người сhịu tráсh nhiệm đối với website TMĐT.

Ngoài ra về mặt kỹ thuật, Nếu bạn muốn vận hành một website TMĐT, ngoài yếu tố tên miền và server là rất quan trọng. Bạn nên chọn thuê các gói VPS để đảm bảo đủ tài nguyên xuất bản nguồn dữ liệu lớn của loại website này và vận hành website lâu dài.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm, thương hiệu uy tín, đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ phù hợp. Vietnix chính là một trong những đơn vị top đầu trong ngành hosting thương mại điện tử và VPS Việt Nam. Với hơn 10 năm phát triển, các sản phẩm hosting và đặc biệt là VPS với ưu điểm tốc độ ổn định và bảo mật cao của Vietnix đã và đang là lựa chọn đáng tin cậy của hàng ngàn cá nhân và doanh nghiệp.

Những lợi ích mang lại từ sàn giao dịch TMĐT

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng các sàn thương mại điện tử đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường cung cầu hàng hóa hiện nay.

Những lợi ích nổi bật nhất mà các sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại cho người dùng (kể cả người bán và người mua) đó là:

Rút ngắn khoảng cách địa lý

Có thể nói, khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố quyết định đến phần lớn quyết định đến khả năng bán được hàng và quyết định mua hàng của con người.

Trước đây, những cửa hàng truyền thống sẽ luôn bị giới hạn về khả năng kinh doanh nếu ở quá xa so với địa điểm có nhiều khách hàng tiềm năng của mình.

Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp loại bỏ rào cản địa lý
Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp loại bỏ rào cản địa lý

Tuy nhiên, khi các sàn thương mại điện tử xuất hiện, mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Các giao dịch được diễn ra trực tuyến và hàng hóa vẫn được lưu thông để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Tệp khách hàng tiềm năng được mở rộng

Thay vì chỉ bán hàng tại một địa điểm cho một hoặc một vài đối tượng nhất định, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể gia tăng tệp khách hàng và nâng cao số lượng khách nhờ vào các kênh thương mại điện tử.

Các sàn thương mại điện tử hiện nay không chỉ cung cấp không gian bán hàng mà còn mang đến nhiều công cụ cực kỳ tiện ích giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Sàn TMĐT giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

Chạy quảng cáo, điều hướng truy cập, hiển thị gợi ý,… được xem là những hoạt động giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tương đối hiệu quả và chỉ diễn ra khi kinh doanh trên các trang thương mại điện tử.

Tối ưu hóa chi phí

Một điểm cộng khác của kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử đó là việc các loại chi phí (phí quản lý, phí nhân công, phí quảng cáo, phí vận chuyển,…) đều sẽ được tiết kiệm đến mức tối đa.

Chi phí giảm khi sử dụng hình thức kinh doanh qua sàn TMĐT

Bất kỳ một nhà kinh doanh nào cũng đều mong muốn điều này. Do đó, thay vì bỏ ra quá nhiều chi phí khi vận hành một cửa hàng truyền thống, người bán hiện nay sẽ ưu tiên sử dụng các sàn thương mại điện tử.

Linh hoạt ứng dụng các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi

Đối với các doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường; việc áp dụng các chương trình giảm giá khuyến mãi được coi là một chiêu thức tuyệt vời để khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn.

Chiến dịch khuyến mãi hiệu quả hơn nhờ có sàn thương mại điện tử
Chiến dịch khuyến mãi hiệu quả hơn nhờ có sàn thương mại điện tử

Tuy nhiên, ở những hình thức kinh doanh truyền thống, các chương trình này chỉ dừng lại ở banner, tờ rơi quảng cáo. Do đó việc áp dụng khuyến mãi, giảm giá sẽ không thực sự hiệu quả.

Kinh doanh sàn thương mại điện tử thì khác, nhờ có mạng internet mà thông tin khuyến mãi sẽ được đẩy đi nhanh và xa hơn. Người bán dễ dàng truyền tải thông điệp và tiếp cận khách hàng của mình.

Ưu nhược điểm của việc kinh doanh sàn TMĐT

Sàn thương mại điện tử ngày nay đã trở thành một xu hướng kinh doanh của nhiều thương nhân, tổ chức. Tuy nhiên chúng cũng có 2 mặt ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

Theo phản hồi của khách hàng và doanh nghiệp, các trang thương mại điện tử có rất nhiều ưu điểm và một vài trong số đó có thể kể đến như:

  • Giải quyết các vấn đề về khoảng cách địa lý cho cả người bán và người mua hàng khi các sàn TMĐT luôn hoạt động 24/7 và có thể giao hàng đến bất cứ nơi đâu bất kể xa hay gần.
  • Tạo ra không gian bán hàng đa dạng, linh hoạt và không giới hạn về mặt hàng kinh doanh. Mọi ngành hàng từ gia dụng, thời trang, điện tử,… hiện nay đều đã có mặt trên các sàn TMĐT.
Sàn thương mại điện tử tác động tới rất nhiều lĩnh vực
  • Giúp người mua dễ dàng tìm kiếm và mua được các món hàng hoặc dịch vụ mà họ mong muốn chỉ với thao tác nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, các website TMĐT có thể trả về cả trăm kết quả.
  • Sàn thương mại điện tử còn như một phương thức marketing hiệu quả, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của nhãn hàng với người tiêu dùng từ đó mở rộng tệp khách hàng mục tiêu.
  • Phương thức thanh toán khi mua hàng tương đối đa dạng và linh hoạt. Khách hàng có thể chọn thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc có thể qua ví điện tử Shopee Pay, Momo, VNpay,…
  • Sàn TMĐT giúp người bán có thể cắt giảm nhiều loại phí kinh doanh liên quan. Còn người mua có thể tiết kiệm thời gian mua sắm khi không cần đến trực tiếp các cửa hàng.
  • Khâu vận chuyển nhanh chóng giúp các sàn TMĐT ghi điểm với đa số người dùng. Chỉ mất 3 – 4 ngày là khách hàng đã có thể nhận được món hàng mình mong muốn.
  • Các trang thương mại điện tử cũng được coi là nền tảng tiềm năng giúp các cửa hàng mở rộng và phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm trên, sàn giao dịch thương mại điện tử cũng còn một số mặt hạn chế như:

  • Tính pháp lý và các quy định sử dụng tương đối phức tạp.
  • Khó đảm bảo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.
  • Người mua thường gặp vấn đề với các chính sách trả hàng, hoàn tiền của các shop online trên sàn giao dịch điện tử.
  • Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tạo ra tính cạnh tranh rất cao khi đây đang là xu hướng mà mọi hộ kinh doanh đều hướng tới.
  • Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng cũng là một trong những ưu điểm mà hình thức kinh doanh trên sàn TMĐT đang mắc phải.

Cách vận hành của sàn thương mại điện tử

Có khi nào bạn tự hỏi các sàn thương mại điện tử được vận hành như thế nào chưa? Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất để một sàn TMĐT hoạt động được chính là phải có website thương mại điện tử.

Theo đó, các hộ kinh doanh sẽ tiến hành đăng ký để thiết lập website của mình. Sau khi đã hoàn tất bước này, doanh nghiệp lần lượt đăng tải sản phẩm lên website để rao bán và thu hút người mua.

Sàn thương mại điện tử vận hành qua nhiều hình thức khác nhau

Thông thường, các sàn giao dịch thương mại điện tử Tại Việt Nam sẽ vận hành theo hình thức B2C. Điều này có nghĩa là việc mua bán sẽ diễn ra trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng mà không qua một bên thứ 3 nào.

Tuy nhiên, đến khâu vận chuyển và đóng gói có thể sẽ chia làm 2 trường hợp như sau:

  • Người bán trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
  • Các sàn thương mại điện tử sẽ đảm nhiệm vai trò trung gian đóng gói và giao nhận hàng thay cho người bán hàng.

Điểm qua 10 sàn thương mại điện tử hot nhất hiện nay

Trong thế giới thương mại điện tử rộng lớn và nhộn nhịp, đâu là những cái tên đình đám được mệnh danh là top những sàn thương mại điện tử được ưa chuộng nhất? Cùng xem ngay top 10 sau đây nhé:

1. Shopee

Đứng đầu danh sách không thể không nhắc đến Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tại Việt Nam, Shopee cũng là sàn TMĐT được yêu thích nhất hiện nay.

                                                                  Sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee được thành lập vào năm 2015 tại Singapore và đây cũng là trụ sở chính của công ty mẹ – tập đoàn Sea Group. Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee này đã có 8 chi nhánh tại 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á.

2. Tiki

Tiki là sàn thương mại điện tử thuần Việt và do người Việt sáng lập ra vào tháng 3/2010. Hiện nay, Tiki đang giữ top 2 trong số các sàn TMĐT hot nhất tại Việt Nam và top 6 trong khu vực Đông Nam Á.

                                                                         Sàn thương mại điện tử Tiki

Không còn bị gắn mác là “tiệm sách online”, Tiki giờ đây đã trở thành một trong 3 sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Chúng cũng cung cấp các mô hình kinh doanh đa dạng như Shopee.

3. Lazada

Lazada cũng là sàn thương mại điện tử cho phép kinh doanh đa dạng các ngành hàng: điện tử, thời trang, gia dụng,… Đây được xem là một trong những đối thủ đáng gờm của Shopee trong thời điểm hiện tại.

                                                                         Sàn thương mại điện tử Lazada

Với mục tiêu thống lĩnh thị trường thương mại điện tử, Lazada đang không ngừng phát triển và mở rộng thị phần ở nhiều quốc gia khác ngoài Việt Nam như: Indonesia, Philippin, Thái Lan, Singapore,…

4. Sendo

Sendo được biết đến là công ty con của tập đoàn FPT, gia nhập thị trường thương mại điện tử năm 2012. Thời điểm bấy giờ, đây là sàn TMĐT đầu tiên liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp bán hàng.

                                                                           Sàn thương mại điện tử Sendo

Với sứ mệnh “Trăm người bán – Vạn người mua”, Sendo vẫn đang cố gắng đưa đến người dùng nhiều dịch vụ thực sự chất lượng và nhiều tính năng hữu ích hơn trong tương lai.

5. Taobao

Là anh em cùng cha với Lazada, Taobao cũng là một kênh thương mại điện tử có quy mô khá tầm cỡ và thuộc sở hữu của tỷ phú người Trung Quốc – Jack Ma.

                                                                       Sàn thương mại điện tử taobao

Sàn thương mại điện tử bán lẻ đình đám Taobao không chỉ nổi tiếng tại xứ Trung mà giờ đây chúng cũng dần lấn sân sang các thị trường lân cận như Việt Nam và các nước phát triển khác trên thế giới.

6. Amazon

Amazon được mệnh danh là gã khổng lồ đầy sức mạnh trong thị trường kinh doanh thương mại điện tử. Thành lập vào năm 1995 tại Hoa Kỳ, Amazon luôn là đơn vị bán lẻ có doanh thu khủng nhất trên thế giới.

                                                                          Sàn thương mại điện tử amazon

Không chỉ phủ sóng tại Hoa Kỳ, Amazon còn là website mua hàng yêu thích của rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Lượng sản phẩm đa dạng, phương thức thanh toán tiện lợi, vô vàn mã giảm giá chất lượng có lẽ là điều mà bất kỳ ai cũng đều yêu thích khi mua sắm tại sàn thương mại điện tử này.

7. Alibaba

Có thể thấy rất nhiều sàn thương mại điện tử Trung Quốc cực kỳ thành công và Alibaba là một trong số đó.

                                                           Nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Trang thương mại điện tử Alibaba được tỷ phú Jack Ma sáng lập vào năm 1999. Ban đầu chúng chỉ phổ biến ở khu vực châu Á, tuy nhiên đến hiện tại, website này đã mở rộng phạm vi ra khu vực toàn cầu.

8. eBAY

eBay là một trang thương mại điện tử đến từ Mỹ, chúng cũng là một trong số những cái tên hot hit trong danh sách các sàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay.

                                                                                Sàn thương mại điện tử eBay

eBay thu hút người dùng không chỉ vì sự cung cấp đa dạng ngành hàng, mức giá hợp lý mà còn là vì tính năng đấu giá trực tuyến vô cùng kịch tính và thú vị.

9. Etsy

Etsy là một trang thương mại điện tử có cách vận hành tương đối giống với eBay và Amazon. Điểm đặc biệt ở website này là chúng thường cung cấp các mặt hàng handmade, thủ công,.. thậm chí là file kĩ thuật.

                                                                                         Sàn thương mại điện tử Etsy

Người dùng Etsy đánh giá rất cao sàn thương mại điện tử này vì chúng có giao diện tương đối thân thiện, dễ dàng đăng ký sử dụng và đăng tải các mặt hàng cần bán.

10. Walmart

Nhắc đến nhà bán lẻ hàng đầu tại mỹ chắc chắn bạn phải nghĩ ngay đến Walmart. Từ khi thành lập vào năm 1962 đến nay, Walmart luôn không ngừng khẳng định vị thế, sức hút của mình trong lòng người tiêu dùng.

Walmart
                                                                                        Sàn thương mại điện tử Walmart

Chính sách giảm thiểu chi phí, giảm giá, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ,… có lẽ là ưu điểm tuyệt vời của Walmart mà chưa có sàn thương mại điện tử nào có thể sánh kịp.

>> Xem thêm: Top 10 trang Thương Mại Điện Tử Trung Quốc nhập hàng giá rẻ nhất

Tham gia sàn thương mại điện tử cần chuẩn bị những gì?

Để có thể tham gia và trụ vững ở môi trường đầy tính cạnh tranh như các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa cần chuẩn bị một số yếu tố sau:

Về nhân sự

Nhân sự là một trong các yếu tố tiên quyết và quan trọng của nhiều đơn vị kinh doanh bất kể mô hình truyền thống hay kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử.

Tham gia sàn thương mại điện tử cần chuẩn bị những gì?

Muốn kinh doanh sàn TMĐT hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đội ngũ nhân sự kỹ càng từ khâu chăm sóc khách hàng đến khâu xử lý đơn, đóng gói, vận chuyển.

Về quy trình vận hành

Một mô hình kinh doanh qua sàn TMĐT sẽ chỉ thành công khi được thiết lập một quy trình vận hành logic, cụ thể và hiệu quả. Thông thường quy trình làm việc khi tham gia sàn TMĐT sẽ bao gồm các bước dưới đây:

  • Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đối tượng khách hàng cần hướng đến là ai? Nội dung, hình ảnh sản phẩm như thế nào? Ngân sách hoạt động là bao nhiêu?
  • Bước 2: Tiến hành thiết kế và tạo lập gian hàng. Ở bước này cần chuẩn bị những hình ảnh về sản phẩm thật bắt mắt, giao diện dễ nhìn và dễ sử dụng. Nên update thêm phương thức thanh toán.
  • Bước 3: Thực hiện các chiến dịch PR/ marketing cho sản phẩm bằng các hình thức quảng cáo thu hút và đa dạng.
  • Bước 4: Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng. Tỉ lệ này được thể hiện thông qua các đánh giá và xếp hạng ở các hạng mục như: thời gian phản hồi, giao hàng, giải quyết khiếu nại,…
  • Bước 5: Quản lý và theo dõi tài chính từ các sàn TMĐT. Bước này cũng khá quan trọng nhưng giờ đây đã có hệ thống kế toán tự động của các sàn quản lý, sao kê và báo cáo chi tiết và rõ ràng.
  • Bước 6: Nghiên cứu thị trường và đối thủ. Bước này giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng, đối thủ để cải thiện hơn về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hiện có.

Về cách lựa chọn mô hình

Hiện nay, thị trường kinh doanh qua sàn TMĐT cũng có 3 loại hình phổ biến nhất là: B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp – khách hàng) và C2C (khách hàng – khách hàng).

Việc lựa chọn 1 mô hình phù hợp nhất với doanh nghiệp và ngành hàng của mình sẽ giúp các hộ kinh doanh thành công và phát triển mạnh hơn trong toàn bộ quá trình hoạt động trên sàn TMĐT.

Về việc tạo dựng niềm tin khách hàng

Vì kinh doanh qua sàn TMĐT là hình thức kinh doanh qua mạng ảo, người bán và người mua không có nhiều cơ hội gặp mặt trực tiếp nên việc tạo dựng niềm tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Việc luôn đảm bảo tính minh bạch, chính xác về các khâu sản xuất, xuất xứ hoặc chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên độ tin tưởng tuyệt đối và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng.

Ngoài ra, theo chính sách và quy định của nhiều sàn thương mại điện tử hiện nay vẫn chưa cho phép kinh doanh một số sản phẩm hoặc bạn phải mất nhiều thời gian trong khâu kiểm duyệt. Điều này khiến sản phẩm của khó khăn trong việc tiếp cận với người tiêu dùng. Bạn có thể tham khảo một số phương án thay thế như: chạy ads bán sản phẩm trên các kênh social và website, landing page.

Lời kết

Tóm lại, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đang dần trở thành một phương thức thu lợi cực kỳ hiệu quả trong tương lai. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu được sàn giao dịch thương mại điện tử là gì cũng như một số kiến thức liên quan về hình thức kinh doanh này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *